Chào các bạn! Mình là Tiến La Văn!
Hôm nay, Mình sẽ cùng các bạn chém gió về hackintosh mà cụ thể là làm thế nào cài đặt MacOS Sierra lên PC. Một trong những hệ điều hành tốt nhất hiện nay của Apple, là cộng đồng sôi sục mấy ngày qua!.
Từ ngày Jobs bỏ chúng ta đi, dưới bàn tay phù phép của thím Cook MacOS càng trở nên yểu điệu, nữ tính và đầy màu sắc.
Mình ngày càng ghét những gì mà Cook đã làm cho MacOS, không còn háo hức chờ đợi mỗi khi thím ấy thông báo ra phiên bản mới.
Tuy vậy, MacOS vẫn là hệ điều hành tốt nhất hiện nay, đáng để các bạn thử cài đặt lên PC.
Entry chém gió về hắc-kinh-tót (hackintosh):
Cài đặt MacOS Sierra Cho PC - Chém gió Hackintosh
Chú ý: nếu link có chuyển qua trang quảng cáo, các bạn vui lòng đợi 5s, rồi click bỏ qua quảng cáo nhé!
Trước khi bắt đầu, Mình muốn biết các bạn là ai!?
- Người mới chơi hackintosh, từ mới ở đây nghĩa là bạn chưa bao giờ cài MacOS trên PC/Laptop của mình. Ok! mời các bạn chém ở Entry: Cài đặt MacOS lên PC cho người mới bắt đầu – Chém gió hackintosh
- Bạn là người đang chơi hackintosh, hoặc đang sử dụng một chiếc PC/Laptop của Apple cần nâng cấp lên MacOS Sierra! Ok mời bạn chém gió với mình ở entry: Nâng cấp MacOS Sierra trực tiếp từ các phiên bản cũ - Chém gió Hackintosh :).
- Bạn là người chơi hackintosh nhưng chưa muốn nâng cấp lên MacOS Sierra ngay, thì entry này là nơi các bạn chém gió với mình :)). (***)
Thế bạn cần chuẩn bị gì để chém gió với mình ở Entry này!?
- Một máy hackintosh!? Hẳn nhiên rồi, haha. :)) Câu hỏi chuối cả nải.
- Một bản MacOS Sierra: tất nhiên! bạn sẽ vào Apple Store để tải về cho chính chủ. Tuy nhiên, Nếu bạn chưa có iCloud ID chắc sẽ khó khăn, do thế mình có gởi 1 bản do mình tải trực tiếp Apple Store tại đây! cứ tải về dùng.
- Một USB 8GB.
- Phần mềm Showhiddenfile.app. Hỏi gu gồ, anh ý cho ra cả đống trang để tải hoặc tải ở đây !
- Tải Clover bootloader phiên bản mới nhất về dùng. Chameleon đi chổ khác chơi! :)) Cái con "tắt kè hoa" cùng dòng họ cuả nó đã hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó và giao vai trò lại cho Clover Bootloader.
- Chuẩn bị một phân vùng trống trên SSD/HDD của bạn để cài đặt MacOS Sierra.
Tại sao bạn phải ở mục (***) mới có thể chém gió ở entry này!?
Vì ngoài 6 mục phải chuẩn bị ở trên, mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng ngay bộ kexts, driveruefi, config.plist bạn đang dùng hoàn thiện cho phiên bản hiện tại (MacOS El Capitan hay các phiên bản khác) trên ổ cứng hiện tại.
Khuyến cáo! Trước khi cài đặt bạn phải đảm bảo đã sao lưu dữ liệu của các bạn một cách cẩn thận. Để biết cách lưu trữ thế nào mời bạn chém Entry: Các Phương pháp sao lưu dữ liệu trên MacOS.
Chuẩn bị phân vùng cần thiết để cài đặt MacOS Sierra
Cái tật của mình hay dành một phân vùng trống trên ổ cứng mà không chứa bất cứ dữ liệu gì. Mục đích là để dành cho những tình huống cài đặt như thế này.
Nếu các bạn đã có thì không phải chém gió ở bước này. Nếu các bạn chưa có thì tiến hành ngay và luôn. Trong các hình minh hoạ bên dưới mình sử dụng Disk Utility của MacOS El Capitan.
Nếu bạn không thích dùng Disk Utility của MacOS El Capitan thì có thể đọc entry:
Mang Disk Utility của MacOS Yosemite lên MacOS Elcapitan.
Tiến hành từng bước
- Chọn SSD/HDD dự kiến tạo phân vùng mới (1).
- Click partition (2) chọn chức năng phân chia, tạo mới phân vùng.
- Click (+) để tạo phân dùng mới (3).
Dùng chuột rê điểm neo (4) như hình bên dưới để tạo một phân vùng mới. Với ý định "cỡi ngựa xem hoa", bạn có thể tạo một phân vùng 25GB là hợp lý.

Số (5) trong hình là phân vùng cũ sau khi được phân chia. Số (6) phân vùng mới tạo ra với dung lượng 25GB.
Bạn cũng có thể đặt tên cho phân vùng mới tại
Partition Information > partition.
Chuẩn bị USB tạo bộ cài đặt MacOS Sierra
Cắm USB 8GB của bạn vào máy tính, chạy Disk Utility lên (đừng nói là tôi chưa biết Disk Utility ở đâu nhé!? mà nếu thật thế thì tìm chạy theo đường dẫn sau
Apllications > Utility > Disk Utility :) ).
Thực hiện các bước theo hình:
- Bước 1: chọn USB (1).
- Bước 2: click Erase (2)
- Bước 3: Đặt tên mục name, mặc dầu không cần thiết lắm vì dầu gì bạn cũng sẽ đổi tên 1 lần nữa. (3).
- Bước 4: chọn Mac OS Extended (Journaled) -> chuẫn3 hfs+ đấy nhé (4)
- Bước 5: Chọn chuẩn định dạng SSD/HDD: Master Boot Record (chuẩn MBR) hoặc GUID Partition Map (chuẩn GPT) (5).
- Cuối cùng click Erase để tạo USB cài đặt (6).
Nếu thành công, bạn sẽ thấy như hình bên dưới, click Done để hoàn tất.

Từ MacOS El Capitan trở đi, thím Cook làm mới hoàn toàn Disk Utility. Bạn sẽ bối rối khi lần đầu tiên tiếp xúc với nó.
Để biết sử dụng nó như thế nào bạn sang chém gió ở Entry:
Sử dụng Disk Utility của MacOS El Capitan như thế nào!?
Như vậy là tạm ổn rồi nhé! giờ chúng ta tiến hành bước tiếp theo:
[sociallocker id="1516"]
Tạo bộ cài đặt MacOS Sierra lên USB
Tôi có thói quen, cái gì tạm thời đều lôi ra desktop để dễ sử thực hiện.
Bước 1:
Với phương pháp tạo bộ cài hiện tôi đang chém, bạn cần phải sử dụng file InstallESD.dmg của MacOS Sierra. Thế nó ở đâu!? tất nhiên, nó nằm trong file Install macOS Sierra.app mà bạn tải về ở trên hoặc từ Apple Store.
- Click phải chuột lên Install macOS Sierra.app (1).
- Chọn Show Package Content (2).
- Đúp Click lên InstallESD.dmg trong đường dẫn Content > ShareSupport (3).
- Click Skip để bỏ qua hoặc đợi cho InstallESD.dmg được mount ra hoàn tất (4).
Bước 2:
Chạy phần mềm ShowHiddenFiles, click Show Special Files (1) để hiện các file ẩn trong "OS X Install ESD". Một điều lạ là dù thím Cook đã chính dùng tên MacOS Thay Cho Mac OS X, thế nhưng InstallESD.dmg được mount ra thì lại tên folder lại là "OS X Install ESD" chứ không phải là "MacOS Install ESD". Bạn nào muốn biết hỏi thím Cook nhé! :v

Nhấp đúp lên BaseSystem.dmg để mount nó ra (2).
Bước 3:
Bạn tạo một bản sao của BaseSystem.dmg lên USBUSB. Dùng chức năng restore của Disk Utility để tạo bản sao.
- Click chọn USB (1).
- Click Restore (2).
- Chọn OS X Base System trong Restore from (3).
- Cuối cùng Click Restore.
Hình dưới Disk Utility đang thực hiện restore Basesystem.dmg sang USB, click done khi hoàn tất.

Trước khi đóng Disk Utility lạ (hết dùng tới nó rồi!) bạn làm thêm một thao tác unmount file image "OS X Base Sytstem".
- Click phải chuột "OS X Base System" ở mục Disk Images (1).
- Click Eject (2).
- Cuối cùng là đóng Disk Utility lại.
Bước 4: Chép Packages từ OS X Install ESD vào USB.
Trước khi chép, bạn đổi tên USB từ "OS X Base System" sang một cái tên gì đấy dễ nhớ hơn nhé, ví dụ: "MacOS Sierra Setup" Chẳng hạn.
Xoá Packages alias trong đường dẫn
USB:MacOS Sierra Setup > System > Installation.
Rê và thả folder Packages ở "OS X Install ESD" vào Installation.
- Rê và thả Packages Alias vào thùng rác trên dock (1).
- Rê và thả Folder packages vào Installation (2).
- Chờ copy hoàn tất.
Bước 5: Hoàn thành việc tạo bộ cài đặt trên USB.
Chỉ cần lôi đầu mấy thằng sau:
AppleDianostics.chunklist, AppleDiagnostics.dmg (2 thằng này có hoặc không cũng không sao, lúc nào rảnh sẽ có bài nghiên cứu 2 thằng này, đọc tên có vẻ như là chẩn đoán phần cứng của Mac ý.);
BaseSystem.chunklist, BaseSystem.dmg (nhất định phải có khi cài đặt nó sẽ tạo cho bạn phân vùng Recovery nhằm cứu hộ máy tính của bạn) vào USB: MacOS Sierra Setup là hoàn tất việc tạo bộ cài đặt.

Usb hoàn chỉnh của bạn như hình bên dưới, chạy lại ShowHiddenFiles để ẩn files đi. Unmount "OS X Install ESD" đi luôn nhé!

Woo! xong rồi đấy bạn cần làm gì tiếp theo.
[/sociallocker]
Nâng cấp Clover Bootloader
Phiên bản Clover Bootloader mới nhất chắc chắn sẽ hổ trợ MacOS Sierra. Hình bên dưới chỉ mang tính chất minh hoạ (không nhất thiết khác với thực tế :v ). Các bạn chọn lại các mục đúng như khi cài Clover bootloader cho MacOS El Capitan.

Sau khi cài xong Clover Bootloader, sửa thêm một tí trong Folder Clover ở EFI Partition.
- Tạo 1 thư mục 10.12 trong Clover > Kexts (1).
- Thêm FakeSMC.kext vào 10.12 (2).
- Các kext khác bạn bỏ vào Other (3).
Xong! giờ làm gì nữa nào!? Tất nhiên là boot máy lại.
Ở giao diện Clover Bootloader, bạn chọn USB để bắt đầu tiến hành cài đặt.
Chúc các bạn thành công!
Nhận xét cá nhân về MacOS Sierra
Mặc dầu rất không thích cái kiểu "bóng" của MacOS Sierra, tuy nhiên MacOS Sierra có một số ưu điểm nổi trội:
- Nhẹ: Bộ cài chỉ khoảng 4.9Gb, sau khi tạo trên USb chỉ khoản 6.19GB. Tất nhiên khi cài đặt hoàn chỉnh SSD/HDD cũng chỉ khoảng 8GB.
- Mượt: vì nhẹ nên MacOS Sierra chạy rất mượt, mở các phần mềm khác nhanh! Safari chạy load trang web khá nhanh (riêng thằng siri thì ngu như bê trưởng thành).
- Các kext dùng của MacOS El Capitan tương thích khá tốt, máy mình nhận hết, chỉ fix lại kext âm thành tí ít).
- Nói tóm lại đáng để cài trải nghiệm.
Tôi là Tiến La Văn, cần hỏi gì cứ comment lại bên dưới!
Chào thân ái và quyết thắng.