Chào các bạn! mình là Tiến La Văn
Bắt đầu từ macOS El Capitan trở đi, thím Cook đã thay đổi hoàn toàn giao diện của Disk Utility, khiến cho người sử dụng macOS bối rối. Ngoài ra, các tính năng cũng đã bị thay đổi chút ít nên nó bị nhận xét là "ngu ngu".
Đầu tiên khi tiếp xúc mình cũng bị cảm giá ấy! Tuy nhiên sau một thời gian làm việc với Disk Utility của macOS El Capitan hoặc Sierra, mình cũng nhận ra rằng nó không đến nỗi ngu lắm.:v.
Giờ thì giải nỗi oan của Disk Utility macOS El Capitan nhé, macOS Sierra cũng tương tự!
Nếu vẫn không muốn dùng thì "nàm" theo entry:
Mang Disk Utility của macOS Yosemite lên macOS El Capitan
Sử dụng Disk Utility của MacOS El Capitan như thế nào!?
[sociallocker id="1516"]
Chú ý: nếu link trong bài viết có chuyển sang trang quảng cáo, vui lòng click "bỏ qua quảng cáo" sau 5 giây.
Bắt đầu nào!
Giao diện của Disk Utility macOS El Capitan thần thánh!

Khác quá xa so với Disk Utility của Yosemite. Có lẽ thế mà mọi người nói nó "ngu ngu" chăng!
Trước khi tìm hiểu các tính năng của nó, các bạn thay đổi một số biểu tượng trên thanh công cụ để nó thân thiện hơn nhé!.
Thay đổi thanh công cụ (toolbar) của Disk Utility macOS El Capitan
- Click chuột phải vào toolbar, chọn customize toolbar.
- Lôi các icon còn thiếu lên thanh toolbar.
- Dời vị trí các icon để sắp xếp theo ý của bạn.
- Có thể phân nhóm chúng bằng cách tạo thêm các space.
- Cuối cùng là click done.
Định dạng HDD/SDD và phân chia phân vùng
Khác biệt của Disk Utility macOS El Capitan ở chổ này, khiến cho đa số người dùng bối rối không biết phải làm sao để phân chia các phân vùng cho HDD/SSD.
Disk Utility của macOS El Capitan phân chia việc này rõ ràng thành 2 bước: 1. Định dạng HDD/SSD; 2. Phân chia phân vùng cho HDD/SSD.
Trong khi 2 việc này nó chỉ nằm trong 1 bước đối với Disk Utility của macOS Yosemite.
Nhớ: phải xóa toàn bộ HDD/SSD trước khi phân chia phân vùng.
1. Định dạng HDD/SSD
- Click biểu tượng Erase trên thanh toolbar, 1 ô tương tác sẽ đổ xuống.
- Chọn tên cho HDD (sẽ là tên phân vùng đầu tiên do bạn tạo ra với dung lượng là toàn bộ dung lượng của HDD/SSD) (1).
- Chọn định dạng cho HDD/SSD ở combo format. (2).
- Chọn Chuẩn phân vùng của ổ đĩa (3) GPT, MBR, hoặc Apple partition.
- Bạn có thể xóa sạch dấu vết dữ liệu cũ trong Security Option (4), chọn "Most" là vĩnh viễn chia tay với các dữ liệu cũ (cẩn thận với chức năng này nhá).
- Cuối cùng là click Erase (5).
2. Phân chia phân vùng

Chọn HDD/SSD vừa định dạng.
- Click partition, một khung tương tác sẽ đổ xuống. (1)
- Click chọn khung màu xanh(2).
- Click dấu cộng (+) (3) để thêm 1 partition mới.
Xem tiếp hình dưới:

Như các bạn thấy trong hình (1) là phần tên phân vùng đầu tiên ở đã đặt ở phần định dạng ở trên. Như vậy phần có tên Untitled là vùng trống dữ liệu để bạn có thể chia thêm phân vùng.
- Click chọn vùng Untitled (2)
- Click dấu + (3) để chia thêm phân vùng.
- Rê điểm neo (4) hoặc nhập dung lượng phân vùng ở (4').
- Đặt lại tên mong muốn ở name (5).
- Lập lại từ (1) -> (4) để tạo thêm phân vùng mới.
- Cuối cùng là click apply. Đợi tiến trình phân chia và định dạng hoàn tất.
Như vậy bạn đã có HDD/SSD với số phân vùng như ý.
[/sociallocker]
Các chức năng thường dùng trong Disk Utility
Đang nghĩ viết hết phần trên là ngưng! đã chỉ ra được cái thay đổi cốt lỏi, phần còn lại các macboy hoặc hackintoshboy thừa sức biết.
Nhưng cũng có một số bạn mới cũng khó khăn khi lần đầu tiếp xúc.
Thôi nói nhanh luôn nhé! Phần nào quan trọng sẽ nói kỹ.
1.Check và sửa lỗi phân vùng
- Chọn phân vùng, click first ais (1).
- Đợi! Click done số (2).
Các macboy và hackintosh boy quên luôn kiểu repair permission nhé! có vẻ như thím "cút" tích hợp luôn vào chức năng này rồi. Muốn chạy riêng thì nói chuyện với thằng "terminal"!
2.Hiện các thông tin của phân vùng

Chọn phân vùng rồi Click info nó sẽ xuất hiện bạn thông tin giống hình trên. Mọi thông tin về phân vùng thím "cút" thể hiện hết trong đó.
3.Hiện hoặc ẩn phân vùng trong finder

Chọn phân vùng, click vào mount hoặc unmount tùy theo trạng thái của phân vùng.
4.Tạo file ảnh lưu trữ dmg

Chọn phân vùng muốn tạo file ảnh, click image, một khung tương tác đổ xuống, bạn chọn thư mục và đặt tên file, đợi hoàn tất.
Nếu bạn chỉ muốn tạo file dmg từ folder nào đấy, dùng lệnh
File>New image > Image from folder.
5. Khôi phục từ file ảnh lưu trữ dmg
Chức năng này hơi bị thông minh so với các phiên bản trước nà!
- Chọn phân vùng muốn khôi phục dữ liệu (1), click biểu tượng restore trên thanh công cụ.
- Chọn phân vùng chứa dữ liệu cần phục hồi (2), hoặc phục hồi từ file ảnh (3) một khung tương tác xuất hiện giúp bạn xác định file ảnh lưu trữ. Đợi Disk Utility tiến hành hoàn tất. Ở đây bạn không cần phải mở file dmg ra trước khi restore như các phiên bản trước. Một điểm cộng cho Disk Utility macOS El Capitan.
Giới thiệu 5 chức năng như thế cũng đủ để sử dụng cho bạn mới hoặc cũ.
Các chức năng khác các bạn nghiên cứu thêm nhé!
Chúc cách bạn thành công!
Hẹn gặp lại trong các bài viết khác!